Từ khóa phổ biến

Tìm hiểu về công dụng, cách dùng và nhiều bài thuốc cực hay từ vị thuốc quý - Đỗ Trọng

04/06/2020 16:02 +07 - Lượt xem: 7492

Lúc còn nhỏ, tôi thường thấy mẹ tôi uống thuốc Bắc mà hầu như thang nào cũng có một miếng thuốc vuông vuông, màu nâu xám với các sợi tơ mành kết nối những lườn gỗ với nhau (cầm trên tay thấy giống như một tấm vải bố). Vì lạ và tò mò nên hễ thấy mẹ không chú ý là tôi lại nắm từng lườn gỗ kéo mạnh cho các sợi tơ đứt ra và lấy thế làm vui lắm. Kết quả là lần nào cũng bị la mắng vì nghịch ngợm. Lớn lên, tôi mới biết đó là vị thuốc đỗ trọng.

do-trong, tac-dung-cua-do-trong, mua-do-trong-o-dau, do-trong-co-tac-dung-gi, tot-cho-sinh-san, bo-gan-than, an-thai, thao-duoc-dai-viet

Không chỉ có tên trong danh sách 50 vị thuốc cơ bản của y học cổ truyền Trung Hoa, đỗ trọng còn đáng chú ý ở chỗ, nó cũng là loài duy nhất trong họ của mình, họ cây Đỗ trọng.

Đặc điểm của cây đỗ trọng:

Đỗ trọng là cây thân gỗ lâu năm có nguồn gốc từ Trung Quốc, về sau được di thực để trồng ở những vùng núi cao của nước ta. Cây còn có các tên gọi khác như: tư trọng, tư tiên, ty liên bì, mộc miên…

Cây đỗ trọng có thể cao hơn 15m, có vỏ màu xám. Lá đỗ trọng mọc so le, có hình trứng với đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa. Khi bẻ đôi vỏ cây hay rứt lá cây thành các mảnh sẽ thấy các sợi nhựa trắng và mảnh như tơ. Quả của cây đỗ trọng có hình thoi dẹt, màu nâu và chứa một hạt màu nâu bóng bên trong (nếu trồng từ hạt thì sau khoảng 7 năm mới ra quả).

do-trong-thao-duoc-tot-cho-suc-khoe-sinh-san-va-suc-khoe-toan-dien-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-1

Tính vị, công dụng của đỗ trọng:

– Vị thuốc đỗ trọng là vỏ của thân cây đỗ trọng (chọn cây 10 năm tuổi) đã được sơ chế thành những mảnh dẹt, mặt ngoài màu vàng nâu hoặc nâu xám, mặt trong màu tím đen, có nhiều sợi tơ nhựa đàn hồi.

– Theo y học cổ truyền, đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, công dụng của đỗ trọng là dưỡng huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, an thai và làm ấm tử cung. Trong đông y đỗ trọng là một trong số những vị thuốc rất thông dụng trong các thang thuốc bổ.

– Đáng chú ý, đỗ trọng có khả năng điều trị nhiều chứng bệnh liên quan đến chức năng sinh sản ở cả nam và nữ như: thận hư, di tinh, liệt dương, đau bụng khi mang thai, động thai ra huyết, Bên cạnh đó, vị thuốc này còn được dùng trong điều trị các bệnh về gan, tiểu đêm, chân yếu gối mỏi, phong thấp, sưng tê phù, tăng huyết áp và bại liệt.

Cách dùng: sắc khoảng 12 đến 20 gam đỗ trọng để uống mỗi ngày (có thể tẩm muối để sao trước khi dùng). Nếu không dùng ở dạng thuốc sắc thì có thể dùng ở dạng cao lỏng, rượu thuốc hoặc viên hoàn tán. Ngoài ra, còn có kể kể đến một số bài thuốc có thành phần đỗ trọng như:

– Đổ mồ hôi trộm: dùng đỗ trọng và mẫu lệ (vỏ hầu) với liều lượng bằng nhau rồi tán nhỏ, mỗi lần uống một thìa và uống cùng với rượu.

– Phụ nữ hay bị sảy thai: khi mang thai được 2 – 3 tháng có thể dùng thuốc sắc từ các vị sau để an thai: đỗ trọng, ba kích, cẩu tích, thục địa, đương quy, vú bò, củ gai bánh, tục đoạn và ý dĩ sao, mỗi vị 10 gam.

– Điều trị chảy máu não và di chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp: bài thuốc gồm các vị sau: đỗ trọng 12,5 gam, bạch thược 16 gam, lá sen và cam thảo (mỗi vị 15,5 gam), sinh địa, mạch môn và tang ký sinh (mỗi vị 10 gam), sắc lấy nước và chia ra uống trong ngày (sau 3 – 6 ngày sẽ thấy hiệu quả).

– Trẻ em bẩm sinh ốm yếu, suy dinh dưỡng, còi xương, chậm đi chậm nói, hen suyễn, kinh giản, mất tiếng, lỵ mạn tính, bí chướng: bài thuốc sắc gồm các vị sau: đỗ trọng, sơn dược, sơn thù, phục linh, ngưu tất (mỗi vị 4 gam); thục địa (8 gam), mẫu đơn và trạch tả (mỗi vị 3 gam), ngũ vị (2 gam), phụ tử chế (1,2 gam), nhục quế (0,8 gam).

do-trong-thao-duoc-tot-cho-suc-khoe-sinh-san-va-suc-khoe-toan-dien-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-2

Một số nghiên cứu về đỗ trọng:

Vỏ cây đỗ trọng được chiết xuất từ vỏ cây đỗ trọng có tiềm năng làm thuốc điều trị loãng xương sau mãn kinh (thí nghiệm trên chuột sau 16 tuần điều trị).

Lá cây: Các kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất nước từ lá cây đỗ trọng làm giảm tổn thương gan (giảm sưng tế bào gan, hoại tử gan… ) có tiềm năng điều trị tiểu đường và hoạt tính chống oxy hóa, do đó, uống trà từ lá đỗ trọng thường xuyên sẽ giúp phòng chống ung thư.

Lưu ý:

  • Ở Việt Nam ban đầu không có cây đỗ trọng. Tuy nhiên, có những cây có đặc điểm giống đỗ trọng (bẻ vỏ cây, cuống lá và lá thấy có các sợi tơ mành) như cây chân danh, cây san hô (hay còn gọi là bạch phụ tử), nên các cây này cũng được gọi là đỗ trọng nam (phân biệt với cây đỗ trọng có nguồn gốc từ Trung Quốc, hay còn gọi là đỗ trọng bắc).
  • Người âm hư hỏa vượng không nên dùng đỗ trọng.

do-trong-thao-duoc-tot-cho-suc-khoe-sinh-san-va-suc-khoe-toan-dien-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-3

Vừa rồi là bài chia sẻ của Thảo Dược Đại Việt về công dụng, cách dùng, và lưu ý khi dùng vị thuốc đỗ trọng, nếu thấy bài viết hữu ích bạn hãy chia sẻ thông tin này đến bạn bè và người thân của mình được biết nhé. Thảo Dược Đại Việt xin cảm ơn.

Mua đỗ trọng ở đâu? địa chỉ nào bán uy tín?

Hiện nay, Thảo Dược Đại Việt là đơn vị cung cấp đỗ trọng uy tín, được thu hái hoàn toàn tự nhiên. Dược liệu sạch sẽ và chất lượng rất tốt. Bảo đảm an toàn tuyệt đối khi sử dụng. Hãy gọi tới số 083.8489.555 để được tư vấn 24/24 và đặt mua với giá tốt nhất.

 

Thông tin liên hệ:
Thảo Dược Đại Việt – Nhà thuốc gia truyền Phạm Gia
Trên Web: https://thaoduocdaiviet.vn/
HOTLINE: 083.8489.555
Địa chỉ: Chợ Lương Sơn – TT Lương Sơn – H. Lương Sơn – Hòa Bình
 




Bài xem nhiều