Từ khóa phổ biến

Cam Thảo Bắc - Vị thuốc cực nhiều tác dụng nhưng những đối tượng sau không nên dùng

16/06/2020 09:32 +07 - Lượt xem: 6839

Cam thảo (hay cam thảo bắc) là vị thuốc cổ truyền quen thuộc của người Việt Nam, So với các thảo dược khác thì cam thảo không đặc trưng ở mùi hương mà ở vị ngọt của nó: một vị ngọt rất sâu mà sau khi ăn hoặc uống, bạn vẫn còn thấy nó ngọt sắc trong đầu lưỡi và cả cuống họng. Và nếu nói về mùi vị thì cam thảo thơm nhẹ cái hương thơm ngọt dịu của gỗ, rất dễ chịu. Vì thế mà nhiều người thích dùng cam thảo để thanh nhiệt, giải độc và thường kết hợp thêm thảo quyết minh.

cam-thao-bac, tac-dung-cua-cam-thao, mua-cam-thao-o-dau, cam-thao-gia-tot, thanh-nhiet-giai-doc, thao-duoc-dai-viet

Tuy cam thảo có nhiều tác dụng quý nhưng có một số trường hợp không nên dùng cam thảo vì nó sẽ không đem lại lợi ích mà ngược lại còn có thể gây hại. Vậy những đối tượng nào không nên dùng cam thảo, và cách dùng cam thảo như nào để không gây hại cho sức khỏe, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

cam-thao-bac-tac-dung-thanh-nhiet-co-the-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-1

1. Người bị táo bón hoặc có tiền sử bị táo bón không nên dùng cam thảo bắc:

Bạn đã từng uống những gói trà thanh nhiệt nhỏ xíu, chỉ vừa đủ pha một ly trà chưa? Nếu đã từng, chắc bạn cũng nhận ra lát gỗ nhỏ nhỏ rất ngọt trong đó, phải không? Đây là loại trà ngon, rất dễ uống và tiện dụng. Những ngày hè nóng nực, cơ thể bị nóng trong người, sinh ra mụn nhọt, bứt rứt thì trà thanh nhiệt là thức uống tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị táo bón hoặc thường bị táo bón trước đó thì không nên dùng vì thành phần cam thảo sẽ làm cho tình trạng táo bón trở nên nặng hơn, thậm chí có thể dẫn đến táo bón mạn tính.

2. Người bị phù nề do viêm gan, viêm thận không nên dùng cam thảo :

Theo các khuyến cáo y học, cam thảo làm tăng khả năng giữ nước của cơ thể. Vì vậy, các trường hợp bị phù nề hay tiểu ít (do viêm gan, xơ gan, viêm thận…) thì không nên dùng cam thảo (nếu dùng cam thảo trong thời gian dài thì tình trạng phù nề do tích nước sẽ càng nặng hơn). Mặt khác, không nên kết hợp cam thảo với nhân trần vì cam thảo gây giữ nước còn nhân trần lại giúp đào thải, điều này sẽ làm triệt tiêu hoạt tính của các vị thuốc và có thể xảy ra tương tác thuốc.

cam-thao-bac-tac-dung-thanh-nhiet-co-the-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-2

3. Không nên dùng cam thảo bắc trong thời gian dài :

Ngay cả ở người bình thường, nếu dùng cam thảo trong thời gian dài cũng không tốt cho sức khỏe. Bởi lẽ, trong cam thảo có chứa chất sẽ gây hại nếu dùng nhiều (đây là chất tạo nên độ ngọt của cam thảo, gấp 50 lần so với đường mía).

Bên cạnh đó, khi dùng các gói trà thanh nhiệt có chứa cam thảo (loại gói mini), các bạn không nên dùng quá 2 gói mỗi ngày và không dùng liên tục trong 1 tháng. Trong lúc dùng cam thảo bắc, bạn cũng nên chú ý tới phản ứng của cơ thể để điều chỉnh kịp thời. Nếu dùng trên 100 gam nước chiết cam thảo hoặc dùng một lượng lớn cam thảo trong cùng một lúc, một số biểu hiện quá liều có thể xảy ra như tăng huyết áp, rối loạn cơ, mệt mỏi…

Ngoài ra, một số trường hợp khác cũng không nên dùng cam thảo như:

  • Người bị yếu dạ dày có các biểu hiện nôn mửa, đầy bụng: không được dùng.
  • Không dùng kết hợp cam thảo với các vị: đại kích, nhân trần, cam toại, nguyên hoa,…
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cam thảo.

cam-thao-bac-tac-dung-thanh-nhiet-co-the-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-3

Cam thảo bắc có tác dụng gì?

Mặc dù có nhiều trường hợp không nên dùng cam thảo nhưng không thể phủ nhận những công dụng của vị thuốc này. Được biết, cam thảo có các tác dụng chính như:

  • Chống viêm, chống dị ứng.
  • Thanh nhiệt, giải độc.
  • Điều trị sốt, kém ăn, tiêu chảy…

Tuy nhiên, cam thảo ít được dùng độc vị, mà thường được dùng kết hợp vì cam thảo giúp điều hòa, hỗ trợ các vị thuốc khác rất tốt. Hơn nữa, nếu dùng để thanh nhiệt, giải độc thì nên dùng cam thảo phơi (hoặc sấy khô) còn nếu dùng để bồi bổ (trong các thang thuốc kết hợp) thì nên dùng cam thảo chích hoặc sao. Để có chích cam thảo, các bạn lấy cam thảo tẩm với mật ong rồi sao bằng lửa nhẹ cho tới khi các miếng cam thảo có màu vàng sẫm, chạm vào không bị dính tay là được (tỉ lệ cam thảo : mật ong là 1 kg cảm thảo và 200 gam mật ong).

Có thể kể ra một số thang thuốc có dùng cam thảo như:

  • Điều trị cơ bắp co rút gây đau buốt: lấy cam thảo và thược dược (mỗi loại 12 gam), sắc lấy nước uống.
  • Điều trị ngộ độc: Nếu lỡ ăn phải nấm độc, nấm chưa chín hẳn gây ngộ độc hay bị ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật, các bạn có thể lấy 30 gam cam thảo và 30 gam phòng phong, sắc lấy nước uống. Sau đó, theo dõi bệnh trạng để đưa đến cơ sở y tế (nếu cần).
  • Ngoài cam thảo Bắc y học cổ truyền còn dùng một vị cũng có tên gọi cam thảo, nhưng là cam thảo nam hay còn gọi là cây cam thảo đất với một số công dụng khác biệt với cam thảo bắc…

Mua Cam Thảo ở đâu? Địa chỉ nào bán uy tín?

Hiện tại, Thảo Dược Đại Việt có cung cất tất cả các loại thảo dược quý trong đó có cam thảo, được thu hái tại các vùng dược liệu sạch, nhận chuyển hàng toàn quốc, nhận được hàng mới phải thanh toán. Hãy gọi tới số 083.8489.555 để được tư vấn 24/24 và đặt mua với giá tốt nhất.

 

Thông tin liên hệ:
Thảo Dược Đại Việt – Nhà thuốc gia truyền Phạm Gia
Trên Web: https://thaoduocdaiviet.vn/
HOTLINE: 083.8489.555
Địa chỉ: Chợ Lương Sơn – TT Lương Sơn – H. Lương Sơn – Hòa Bình
 




Bài xem nhiều