Cát căn (Củ sắn dây) - Tán nhiệt, giải độc rượu cực hay DV381 catcan
Mã sản phẩm |
DV381 |
Tình trạng |
Sẵn hàng |
giá -25%
-
Đổi hàng
trong 7 ngày -
Giao hàng
Miễn phí Toàn Quốc -
Thanh toán
khi nhận hàng -
Bảo hành VIP
12 tháng
- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
Cát căn có tác dụng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé: Trong đông y có rất nhiều vị thuốc có tên gọi rất khiến người ta cảm thấy xa lạ nhưng thực chất chúng lại là những loài rất gần gũi và thân thuộc với chúng ta thậm chí tiếp xúc hàng ngày.
Ví dụ như vị thuốc có tên Cát Căn nếu hỏi Cát căn là gì thì chắc ít người có thể trả lời được, nhưng thực chất đây là một vị thuốc rất gần gũi với chúng ta hàng ngày đặc biệt là những người nông dân, đó chính là củ sắn dây mà chúng ta trồng và sử dụng.
Cát căn có tên thường gọi: Còn gọi sắn dây, cam cát căn, phấn cát, củ sắn dây. Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth. Họ khoa học: Họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Mô tả cây:
Cát căn là cây thuốc nam quý, dạng cây thảo quấn, có rễ nạc, bột, có thân hơi có lông lá có 3 lá chét. Lá chét hình trái xoan, mắt chim, có mũi nhọn ngắn, nhọn sắc, nguyên hoặc chia 2-3 thùy. Có lông áp sát cả hai mặt. Hoa màu xanh lơ, thơm, xếp thành chùm ở nách, lá bắc có lông. Quả đậu có lông dựng đứng màu vàng. Cây trồng hoặc mọc hoang dại khắp nước ta, ra hoa vào tháng 9-10. Củ phình dài ra có khi thành khối nặng tới 20kg ăn được.
Bộ phận dùng : Củ (cát căn), hoa (cát hoa). Nhưng bộ phận quan trọng nhất và được sử dụng nhiều là Cát căn.
Phân bố và thu hái:
Được trồng nhiều ở nước ta và Trung Quốc.
Cây được trồng vào khoảng tháng 3 – 4 hàng năm. Thu hoạch vào khoảng tháng 11, củ đem về chế biến gọi là Cát căn. Cây trồng khoảng 2 năm thì cho hoa hoa thu hoạch vào tháng 5 -7 hái đem phơi khô là cát hoa.
Mô tả dược liệu:
Củ có hình viên trụ không đều, vỏ ngoài màu tím nâu hoặc đỏ nâu có vết nhăn dọc thành. Dược liệu thường phiến dày hay mỏng hình khối vuông. Màu xám trắng, hoặc màu vàng trắng có nhiều chất xơ rất dễ tước ra thành dạng sợi. Phần nhiều là màu trắng. Dùng sắc màu trắng phấn mịn là thứ tốt. Xơ nhiều, bột ít là loại thứ phẩm.
Bào chế:
Tùy mỗi vùng miền mà cách bào chế khác nhau. Nhưng có một cách chung nhất ở nước ta thường sử dụng đó là sau khi đào lấy củ. Rửa sạch đất cát, cạo sạch vỏ lụa và cắt thành từng đoạn theo quy định, để nguyên hoặc bổ dọc đôi (nếu củ quá to), đem sấy kỹ trong một ngày, một đêm. Xong đem phơi nắng hay sấy nhẹ cho thật khô, ta được vị Cát căn.
Sắn dây là vị thuốc dễ mốc mọt nên cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.
Thành phần hóa học:
Thành phần chủ yếu của Sắn dây là tinh bột. Một số tài liệu còn nói Cát căn còn có flavonoid (Puerạrin).
Tính vị, quy kinh:
Có nhiều ghi chép khác nhau về tính vị của sắn dây. Nhưng tựu chung lại thì cát căn có vị ngọt tính bình, không độc. Quy kinh Vị, Tỳ, Bàng quang.
Tác dụng, chủ trị:
Sắn dây Tán nhiệt, giải biểu, tuyên độc thấu chẩn. Đồng thời có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, giải co giật, chỉ tả. Hoa có tác dụng giải độc của rượu. Người ta thường sử dụng Cát căn làm thành bột để pha uống vào mùa hè để giải nhiệt.
– Giải cơ, thoái nhiệt, thăng đề Vị khí .
Chủ trị:
– Sắn dây Trị chứng biểu nhiệt, sởi thời kỳ đầu ra không hết, tiêu chảy (Nướng dùng hiệu quả nhanh hơn), trước trán đau, gáy vai cứng đau.
– Trị tà ở kinh Dương minh, chỉ nóng, không lạnh hoặc gáy cứng, sau lưng cứng, hoặc Thái dương. Dương minh hợp bệnh gây nên gáy cứng, bệnh Thái dương dùng phép hạ lầm gây nên tiêu chảy có kèm nhiệt hoặc sởi muốn mọc mà không mọc được, phần cơ nóng mãi không hạ.
Liều dùng:
Từ 4 – 40g.
Một số bài thuốc ứng dụng lâm sàng:
1.Trị tổn thương gân đến nỗi ra máu:
Sắn dây giã lấy nước uống, dùng khô thì sắc mà uống còn bã đắp nơi đau.
2.Trị say rượu không tỉnh:
Cát căn sống uống 2 thăng, đái ra thì lành.
3.Trị đau nhức vùng thắt lưng:
Cát căn sống nhai nuốt nước cho đến khi khỏi ( theo Trửu Hậu Phương).
4.Trị uống thuốc quá liều:
Cát căn sống, giã ép lấy nước cốt uống, nếu dùng khô thì sắc uống (theo Trửu Hậu Phương).
5.Trị trúng độc các loại thuốc, ngộ độc sinh ra bứt rứt, bồn chồn, phát cuồng, nôn mửa:
Cát căn sắc uống
6.Trị thời khí có nhức đầu sốt cao:
Cát căn sống, rửa sạch, gĩa nát lấy một chén nước lớn, một chén Đậu xị, sắc còn 6 phân, bỏ bã, chia uống cho ra được mồ hôi thì tốt, nếu chưa ra mồ hôi, uống tiếp. Nếu tâm nhiệt thêm Kha tử nhân 10 hạt (theo Thánh Huệ Phương).
7.Trị tích chướng khí nóng độc:
Cát căn tươi giã vắt lấy 1 chén nước nhỏ uống để khử khí nhiệt độc (theo Thánh Huệ Phương).
8.Trị trẻ nhỏ nhiệt khát lâu ngày không hết:
Cát căn 20g, sắc uống (theo Thánh Huệ Phương).
9.Trị chảy máu mũi không cầm:
Cát căn sống, giã ép lấy nước uống 3 lần thì khỏi.
10.Trị thương hàn đau đầu, phát sốt 2-3 ngày:
Cam thảo 200g, Hương kỷ 1 thăng, nước tiểu trẻ con 8 tháng, sắc làm 3 thang, chia 3 lần uống, đồng thời ăn cháo hành cho ra mồ hôi.
11.Trị nhiệt độc hạ huyết do ăn thức ăn nóng sinh ra:
Cát căn 2 cân sống, giã ép lấy nước một thăng, bỏ vào một ít nước Liên ngẫu (Ngó sen) để uống.
12.Trị các loại thương hàn khó phân biệt, thì chỉ dùng bài này thì trị được cả những bệnh thiên hành thời khí, làm nhức đầu, nóng sốt, mạch Hồng:
Dùng Cát căn 160g, nước lạnh 2 tô, bỏ Đậu xị một thăng, sắc còn nửa thăng thêm vào một tí gừng lại càng tốt.
13.Trị có thai mà sốt:
Dùng nước cốt sắc Cát căn 2 thăng chia 3 lần.
14.Đề phòng nhiệt bệnh do gió độc đưa đến lây lan:
Bột Cát căn 2 thăng, Sinh địa 1 thăng, Hương kỷ 1/2 thăng, tán bột, uống với nước cơm sau khi ăn, ngày 3 lần, có bệnh uống 5 lần (Thương Hàn Luận Phương).
15.Trị phiền táo nóng khát:
Bột Cát căn 160g, trước hết lấy nước tẩm gạo tấm cám nửa thăng 1 đêm, vớt ra rồi đổ nước khác vào, khuấy đều, nấu chín, trộn bột Cát căn vào ăn.
16.Trị ọe khan không dứt:
Sắn dây sống, giã nát, uống lấy nước một bát là hết.
17.Trị trẻ nhỏ nôn mửa, sốt cao, khi ăn bị kinh giản:
Bột Cát căn 80g, sắc còn 2 chén, trộn đều, chưng cách thủy ăn như cháo.
18.Trị tâm nhiệt mửa ra máu không cầm:
Sắn dây tươi, giã vắt lấy nước cốt nửa thăng, uống vào là hết.
19.Trị cảm mạo, lạnh ít nóng nhiều, nhức đầu, tay chân bải hoải, đau mắt, khô mũi, xót xa không ngủ, đau hố mắt, mạch Vi Hồng:
Sài hồ 4g, Cát căn 8g, Khương hoạt, Bạch chỉ, Hoàng liên, Thược dược mỗi thứ 4g, Cam thảo, Cát cánh mỗi thứ 2g, Thạch cao 8g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 2 trái, sắc uống.
20.Trị viêm ruột cấp tính, lỵ, mình sốt bứt rứt:
CCăn 12g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 4g, sắc uống (Cát Căn Hoàng Cầm Hoàng Liên Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
21.Trị sởi mới phát hoặc chưa mọc ra hết:
Cát căn 12g, Ngưu bàng tử 12g, Kinh giới 12g, Thuyền thoái 4g, Liên kiều 16g, Uất kim 8g, Cam thảo 4g, Cát cánh 8g. Sắc uống (Cát Căn Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
22.Trị sốt mới bắt đầu, khát nước, nóng nảy, bực dọc:
Cát căn 12g, Sinh thạch cao 20g, Tri mẫu 8g, Cam thảo 8g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
23.Trị huyết áp cao, cổ cứng đau:
Cát Căn 20g sắc uống.
Lưu ý: Âm hư, hỏa vượng hoặc sốt nóng mà sợ lạnh: thận trọng khi dùng
Bạn có thể mua Cát căn ở đâu uy tín?
Thảo Dược Đại Việt là đơn vị uy tín trên thị trường cung cấp dược liệu xanh sạch, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm Cát căn chúng tôi mang đến là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo đúng chủng loại, mang lại hiệu quả tuyệt đối cho người dùng. Hãy gọi tới số 083.8489.555 để được tư vấn 24/24.
Vì sao nên chọn Thảo Dược Đại Việt?
Sản phẩm đã được kiểm định nghiêm ngặt, kỹ lưỡng trước khi giao tận tay tới khách hàng.
Không sử dụng hóa chất trong quá trình bảo quản, an toàn cho sức khỏe người sử dụng, đảm bảo xanh sạch tự nhiên.
Chế biến theo tiêu chuẩn, đảm bảo dược chất không bị mất đi.
Phát hiện hàng giả, nhái, không đúng chất lượng sản phẩm bồi thường gấp 10 lần.
Gửi hàng toàn quốc sau 2-7 ngày nhận được sản phẩm, kiểm tra, hài lòng mới phải gửi tiền cho nhân viên vận chuyển.
- Mua ngay
- Mua ngay